DANH MỤC SẢN PHẨM

Tìm kiếm nâng cao

Hỗ trợ trực tuyến

Bình chọn

  • Bạn biết về trang web qua nguồn nào ?
  • Internet
  • Hội chợ,Triển lãm
  • Báo chí
  • Qua tổng đài 1080
  • Người thân,Bạn bè
  • Tờ rơi,Poster
  •  

Tỉ giá ngoại tệ

Đối tác

Thống kê

Số lượt truy cập 1526844   lần

55   khách hàng đang online

Máy kích rung tim ngoài cơ thể AED

Sử dụng máy khử rung tim bên ngoài tự động tại nhà và nơi công cộng đối với trường hợp ngừng tim đột ngột

 
 
 
 

( NGHIÊN CỨU HAT: The Home Automated External Defibrillator Trial) 

 Bản quyền thuôc về PGS.TS. Huỳnh văn Minh và http://www.huemed-univ.edu.vn/?cat_id=46&id=204

 

    Đột tử do tim là một vấn đề chưa được giải quyết, khoảng 166.200 trường hợp đột tử ngoài bệnh viện xẩy ra hằng năm tại Mỹ. Sử dụng AED cho các đối tượng đã huấn luyện để khử rung làm tăng số người sống sót sau ngừng tim đột ngột. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc sử dụng những thiết bị này như thế nào trong cộng đồng có nguy cơ vẫn chưa biết. Đặc biệt những kết quả ấn tượng đã được báo cáo khi đột tử do tim được xác định là AED có thể sử dụng ngay lập tức như khi trên máy bay, trong sòng bạc hoặc trên sân bay. Tuy nhiên hiệu quả của chương trình này còn hạn chế vì ¾ trường hợp đột tử do tim xảy ra tại nhà nơi mà sự hồi sức thành công chỉ đạt được 2% trong số các trường hợp đó.


Sự tổng hợp như dễ sử dụng, giá rẻ và sự chăm sóc không đáng kể làm cho AED là một phương pháp điều trị giá trị cho vấn đề sức khỏe cho toàn xã hội. Thử nghiệm sử dụng máy khử rung tự động ngoài cơ thể tại nhà (HAT) là một thử nghiệm để xem AED dùng tại nhà cho bệnh nhân có nguy cơ gây đột tử do tim có thể cứu sống hay không.

     Đối tượng & Phương pháp:
Thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, quốc tế được tài trợ bởi Hội Tim Phổi và Viện Huyết học quốc gia (NHLBI). AED được cung cấp miễn phí chính bởi công ty Philips và Laerdal phân phối phụ. Nghiên cứu được sự đồng ý của cơ quan pháp lý quốc gia, được thực hiện với sự giám sát của NHLBI và ủy ban theo dõi sự an toàn.

Những bệnh nhân có điều kiện y tế ổn định và có tiền sử nhồi máu cơ tim trước vách hoặc không có sóng Q được chọn vì những bệnh nhân này có nguy cơ đột tử lớn. Loại trừ đưa vào nghiên cứu nếu bệnh nhân cần được cấy máy khử rung theo khuyến cáo. Đồng thời liệu pháp dùng thuốc dựa trên y học bằng chứng sau nhồi máu được khuyến khích cho tất cả bệnh nhân. Bệnh nhân phải có vợ (chồng) hay người thân sẳn sàng nếu cần có thể gọi cho đơn vị nghiên cứu y khoa hổ trợ thực hiện hồi sức tim phổi và sử dụng AED.
Bệnh nhân đã được cấy máy khử rung tự động cấy vào cơ thể hoặc có chỉ thị không được sốc cấp cứu thì đưa ra khỏi nhóm. Giấy cam đoan làm sẳn cho cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.


Những bệnh nhân được huấn luyện để xử trí ngừng tim theo quy ước được phân chia ngẩu nhiên thành 2 nhóm bằng nhau : nhóm dùng AED và nhóm không sử dụng AED. 




Mục tiêu của nhóm chứng sau ngừng tim đột ngột là ngay lập tức gọi điện yêu cầu hổ trợ từ dịch vụ cấp cứu và hồi sinh tim phổi theo khuyến cáo. Những bệnh nhân và người nhà BN trong nhóm chứng được nhận 1 video đặc biệt làm theo kịch bản để giáo dục cách gọi hổ trợ và thực hiện hồi sức tim phổi.


Mục tiêu nhóm AED là sử dụng AED đầu tiên, kết hợp hướng dẫn đối với sử dụng AED. AED được lựa chọn là Home HeartStart (Philips) là thiết bị được sự chấp thuận của FDA. Người nhà chồng (vợ) hoặc thân nhân đã được đào tạo để gọi cấp cứu và thực hiện hồi sức tim phổi giống như trong nhóm chứng. Tuy nhiên trong nhóm AED, người nhà chỉ gọi cho sự hổ trợ và thực hiện hồi sức cấp cứu sau khi đã áp dụng AED. BN trong nhóm AED cũng được nhận 1 băng video hướng dẫn sử dụng AED, gọi sự trợ giúp và thực hiện hồi sức cấp cứu. Bệnh nhân và người nhà được khuyên giữ AED ở nơi dễ thấy trong nhà và thuận tiện, dễ nhìn đối với những người không đọc được AED.

Trong 2 nhóm nghiên cứu, đào tạo dựa trên video được hướng dẫn chuẩn và thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng. Những người điều tra khuyến khích bệnh nhân thực hành thường quy và thăm khám hằng năm, điện thoại hằng năm để nhằm xem thông tin về việc sử dụng, tình trạng sống còn và khuyến khích họ xem video.
Mục tiêu đầu tiên là chết do bất cứ nguyên nhân nào. Kết quả thứ 2 là chết do ngừng tim đột ngột, người sống sót có chứng kiến từ ngừng tim đột ngột tại nhà và kết quả sau khi sử dụng AED.


Tất cả những người chết và ngừng tim đột ngột thì được xem xét với tiêu chuẩn của ủy ban lâm sàng là những thành viên không biết trước về nhóm nghiên cứu. Sự chết được phân loại dựa vào nguyên nhân do tim hoặc không do tim theo những nguyên nhân gần nhất. Ngừng tim được xác định khi một sự mất đột ngột ý thức đòi hỏi hồi sức tim phổi hoặc khử rung qua thành ngực. Chết và ngừng tim được xếp loại đột ngột nếu nó xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi khởi đầu triệu chứng chính, ngừng tim được xác định khi có người chứng kiến thấy hoặc nghe BN 5 phút trước khi đột tử. Hồi sức ngừng tim được định nghĩa khi người được cứu sống kéo dài trên 48h. Nếu sử dụng AED, các dữ liệu ECG được khôi phục lại bất cứ lúc nào có thể và nhịp tim được phân loại như là rung thất, vô tâm thu hoặc nhịp cơ bản.


Phân tích thống kê
Nghiên cứu được thiết kế với mức 90% nhằm làm giảm 20% các yếu tố nguy cơ tử vong tương đối với bất cứ nguyên nhân nào, với số bệnh nhân đích là 7000 BN trong 2,5 năm và theo dõi tối thiểu là 2 năm. 
Tất cả các test thống kê xử lý hai chiều. Tỷ lệ biến cố dồn được tính bằng phương pháp Kaplan-Meier. Test log-rank được sử dụng cho sự so sánh của nhóm AED với nhóm chứng . Tỷ số nguy cơ có liên quan với khoảng tin cậy được chuyển từ sự sử dụng mô hình cox proportional-hazard. Mô hình Cox cũng được sử dụng để đáng giá tính chắc chắn của hiệu quả điều trị bằng trắc nghiệm ảnh hưởng của điều trị và cũng được sử dụng để đánh giá sự khác nhau các nhóm nghiên cứu và phân tích kết quả thứ phát.
Sự so sánh tạm thời giữa các nhóm nghiên cứu sử dụng đường biểu diễn 2 bên đối xứng OBrien Flemings.

 Kết quả

 Nghiên cứu quần thể 
Từ 23/1/2003 đến 20/10/2005 tổng số 7001 BN được chọn ngẩu nhiên trong 178 đơn vị lâm sàng trên 7 quốc gia. Nhóm chứng 3506 BN, nhóm AED có 3495 BN. BN ở tại Mỹ 29,1%, Canada 27%, Úc 20,9%, Anh 14,6%, Newzealand 8,1%, Hà Lan 0,1%, Đức 0,1%. Tuổi trung bình 62; 17,4% là nữ và 12,9% thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Cơ bản tất cả các bệnh nhân có nhồi máu cơ tim trước vách; 64,4% có sóng Q và 35,6% không có sóng Q. Khoảng thời gian có nhồi máu đến nghiên cửu trung bình: 1,7 năm. 




Những người cứu thoát có độ tuổi trẻ hơn những BN khác (độ tuổi trung bình: 58 tuổi) và chủ yếu là nữ giới (82,8%) (bảng1). Trong 33,3% gia đình đã có 2 hoặc hơn 2 lần cứu thoát. Tổng số 42,6% bệnh nhân và 48,8% của chồng hoặc vợ hay người thân làm việc cả thời gian hoặc bán thời gian. Ước lượng thời gian trung bình mà BN ở nhà một mình là 1,5 giờ mỗi ngày. Những BN có người theo dõi liên tục đến 30/9/2007. Thời gian theo dỏi liên tục trung bình của số BN này là 37.3 tháng (khoảng biến thiên 20.4 – 55.6). 
Trong nhóm AED, 167 BN (4.8%) đã có người thân mà người thân không thể hoặc không có thiện chí dùng AED. Nhóm chứng tương ứng với là 132 trong số 3272 BN (4.0%). Tương đương với nhóm điều trị cấy máy khử rung ở 145/3435 BN (4.2%) AED và 155/3371 BN (chiếm 4.6%) ở nhóm chứng.
Tổng số 450 BN chết, trong đó 228 BN (chiếm 6.5%) thuộc nhóm chứng,và 222 BN (chiếm 6.4%) nhóm AED. Như vậy đối chiếu về nguy cơ tử vong giữa nhóm AED giống như nhóm chứng (tỷ lệ nguy hiểm, 0,97; với độ tin cậy 95%, 0.81 đến 1.17; p = 0.77). Nhóm chứng trung bình chết hằng năm trong 4 năm liên tục là 2.1% và 2% đối với nhóm AED. (hình số 1)




 

Hiệu quả cơ bản đã không khác biệt trong các tiểu nhóm : tuổi (nhóm lớn hơn 65 và nhóm nhỏ hơn 65), giới, giữa nhồi máu cơ tim có sóng Q và nhồi máu cơ tim không có sóng Q và giữa các quốc gia (Mỹ và tất cả các quốc gia khác). (Hình số2). So sánh kết quả điều trị giữa các phân nhóm nhỏ bên trong, điều này cũng phù hợp với toàn bộ nghiên cứu, mặc dù có sự khác nhau về hiệu quả điều trị của bệnh nhân đái đường đối chiếu với những bệnh nhân không đái đường sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p = 0.04). 169 trong số 450 trường hợp tử vong do rối loạn nhịp tim nhanh. Tỷ lệ tử vong do suy tim hoặc tim ngừng đập 96 BN (chiếm 21.3%) và không phải bị bệnh tim 170 BN (chiếm 37.8%), 13 trường hợp tử vong không thể phân loại (2,9%). Ở đây không có sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và nhóm được khử rung bên ngoài tự động (AED). 


Trong 169 BN tử vong do rối loạn nhịp tim nhanh thì 160 BN tử vong do tim ngừng đột ngột. Về vị trí ban đầu : 117 BN bị đột quỵ ở nhà, 9 BN ở nơi công cộng, ở bệnh viện là nơi có thời gian chăm sóc 18 BN. Các vị trí khác không tìm thấy 16 BN (bảng 2). Chỉ có 58 trong số 117 trường hợp đột tử do rối loạn nhịp tim nhanh được tìm thấy trong nhà (49.6 %). Qua đối chứng ta thấy 12.9% tất cả những trường hợp tử vong và 36.3% do đau tim đột ngột từ rối loạn nhịp tim nhanh. Ở đây không có sự khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu. 
 38 BN đã được tỉnh lại khi tim ngừng đập đột ngột và sống được ít nhất 48 giờ (bảng 2). Trong số 19 BN tỉnh lại trong nhóm đối chứng, 8 BN ở nhà, 2 BN ở công cộng, 6 BN ở bệnh viện tức là có sự chăm sóclâu dài, 3 BN không rỏ. Trong số 19 BN tỉnh lại trong nhóm AED có 8 BN ở nhà, 1 BN ở nơi công cộng, 9 BN ở bệnh viện và 1 BN khác.




Việc sống sót của một số bệnh nhân đột tử do tim được điều trị sớm với AED tại công cộng cho thấy bằng phương pháp này là hiệu quả vì đột tử do tim được biết có tỷ lệ chết đạt 100% với phương thức cấp cứu thông thường. Tuy nhiên cách sử dụng AED không phải là phương pháp hiệu quả đối với nhóm người có nguy cơ trung bình, vì phần lớn các bệnh nhân có nguy cơ này không dành nhiều thời gian mỗi ngày để tiếp xúc cộng đồng.

Kết luận: Thử nghiệm sử dụng phương pháp AED ở nhà được đánh giá là có ích đối với các bệnh nhân NMCT trước vách cũ không phải là ứng viên của cấy máy phá rung vào cơ thể. Không có sự giảm tử vong đáng kể về đột tử do bất cứ nguyên nhân nào với việc xử dụng AED ở nhà. Có thể giải thích cho kết quả chưa khả quan này do ít có biến cố, không có chứng cớ rõ hơn là thiếu phương tiện thích hợp./.